9 đời vua của triều đại nhà Lý

Nhà Lý là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam, trị vì hơn 200 năm lịch sử. Nhà Lý bắt đầu từ vua Lý Thái Tổ (1009) và kết thúc ở đời vua Lý Chiêu Hoàng bị ép nhường ngôi cho Trần Cảnh vào năm 1225, bao gồm 9 đời vua. Thời đại nhà Lý được xem là kỷ nguyên rực rỡ nhất của Đại Việt, đất nước hưng thịnh, phát triển giáo dục, Phật giáo, nghệ thuật, quân đội hùng mạnh…. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các vua nhà Lý ở bài viết dưới.

Vua Lý Thái Tổ (1010-1028)

Tên khai sinh là Lý Công Uẩn, sinh ngày 12 tháng 2 năm 974 tại Châu Cổ Pháp thuộc Bắc Ninh ngày nay.

Thời Lê Ngọa Triều ông giữ chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ. Đến năm kỷ dậu 1009 vua Lê Ngọa Triều mất ông được các đại thần và các nhà sư tôn lên làm vua. Sau khi đăng quang nhà vua cho dời đô về thành Thăng Long, trị vì đất nước 18 năm đến ngày 03 tháng 03 năm Mậu Thìn thì mất, thời gian tại vị là 18 năm mở ra các đời vua nhà Lý.

Trong các vua nhà Lý thì Lý Thái Tổ là người có công lao lớn nhất

Vua Lý Thái Tông (1028-1954)

Tên khai sinh là Lý Đức Chính, ông là con trưởng của vua Lý Thái Tổ và mẹ là Lê Thái Hậu. Sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý năm 1000 tại Hoa Lư. Ông được lập ngôi Thái Tử và lên ngôi vua vào 1028, trị vị ngôi vua 26 năm và mất năm 1054.

Trong các vị vua nhà Lý, Vua Lý Thái Tông được xem là vị vua anh minh có nhiều đóng góp to lớn. Ông là người đã thân chinh đi dẹp loạn thành công, năm 1044 ông cho giảm một nửa tiền thuế cho dân, năm 1049 cho xây chùa Diên Hựu (là chùa một cột ngày nay). Năm 1042 nhà vua ban ra bộ luật Hình Thư, là bộ luật thành văn đầu tiên của đất nước.

Trong 26 năm tại ngôi, vua đã có 6 lần đặt niên hiệu là Thiên Thành, Thiên Cảm Thánh Vũ, Sùng Hưng Đại Bảo Thông Thụy, Càn Phù Hữu Đạo, Minh Đạo.

Vua Lý Thái Tông là người yêu nước thương dân

Vua Lý Thánh Tông (1054-1072)

Vua Lý Thánh Tông tên khai sinh là Nhật Tôn, sử sách ghi chép ông là con trưởng vua Lý Thái Tông và mẹ là Kim Thiên Thái Hậu. Vua sinh ngày 25 tháng 2 năm Qúy Hợi (1023) tại kinh thành Thăng Long. Ông lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm 1054 (Giáp Ngọ), vua tại vì 18 năm và mất năm 49 tuổi (1072)

Ngay thời kỳ đăng cơ, nhà vua đã đổi tên đất nước từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt và mở ra thời kỳ thịnh vượng cho đất nước. Ông chính là vị vua có công lớn trong việc thành lập Trường Đại học Văn Miếu tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay)

Nhà vua cho xây dựng hệ thống trường học Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, mở mang Nho học và khởi xướng việc áp dụng cai trị đất nước của các vị vua của nước Đại Việt ở các vương triều sau.

Trong thời gian tại vị, nhà vua có 5 lần đặt niên hiệu là Long Thụy Thái Bình, Chương Thánh Gia Khánh, Long chương Thiên Tự, Thiên Huống Bảo Trượng, Thần Vũ.

Vua Lý Thánh Tông đổi tên đất nước từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt

Vua Lý Nhân Tông (1072-1127)

Tên khai sinh là Càn Đức, là con trưởng của Vua Lý Thánh Tông và mẹ là Linh Nhân Thái Hậu (hay gọi là Ỷ Lan). Nhà vua sinh ngày 25 tháng 1 năm 1066 tại kinh thành Thăng Long và lên ngôi năm 1072. Tại vị 55 năm và mất vào 12 tháng 12 năm Đinh Mùi, hưởng thọ 61 tuổi.

Đây là giai đoạn gặp nhiều thử thách của nhà họ Lý, sau khi đánh đuổi được quân nhà Tống, vua Lý Nhân Tông tiếp tục cai trị và mở khoa thi tuyển chọn ra 10 người có năng lực để chiêu mộ vào trong các đại thần.

Đến năm 1076 vua cho mở Quốc Tử Giám tại Thăng Long, khai sinh ra nền giáo dục đại học, các kỳ thi liên tục được mở ra để chiêu sinh các anh tài cho đất nước. Ngoài ra, ông cũng rất quan tâm đến củng cố phát triển nông nghiệp, cấm nạn giết trâu. Thời kỳ hưng thịnh này nhà vua cho mở nhiều cuộc hội họp như đua thuyền, múa rối nước.

Trong 55 năm cầm quyền vua Lý Nhân Tông đổi 8 lần niên hiệu: Thái Ninh, Anh Vũ Chiêu Thắng, Quảng Hựu, Hội Phong, Long Phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiên Phù Duệ Vũ, Thiên Phù Khánh Thọ.

Vua Lý Nhân Tông là người đi đầu trong việc tuyển chọn nhân tài qua các khoa cử

Vua Lý Thần Tông (1127-1138)

Vua tên khai sinh là Dương Hoán, là con trưởng của em ruột vua và Sùng Hiền Hầu. Được vua Lý Nhân Tông nhận là con nuôi và truyền ngôi. Vua sinh ngày 6 tháng năm 1116. Năm 1127 sau khi vua Thần Tông mất thì được nối ngôi. Ông tại vị được 10 năm và mất khi được 22 tuổi năm 1138.

Mặc dù thời gian tại ngôi không lâu nhưng ông cũng có nhiều đóng góp trong nông nghiệp với chính sách “ngự binh ư nông”. Trong thời gian này ông đã đặt 2 niên hiệu là Thiên Thuận và Thiên Chương Bảo Tự.

Mặc dù vậy, đây cũng là giai đoạn kết thúc thời kỳ đỉnh cao trong giai đoạn trị vì của nhà Lý. Tuy nhiên với sự giúp sức của các trung thần có năng lực nên dù không còn hưng thịnh nhưng vẫn giữ được sự ổn định.

Vua Lý Thần Tông với chính sách ngự binh ư nông

Vua Lý Anh Tông (1138-1175)

Tên khai sinh là Thiên Tộ, là con trưởng của vua Lý Thần Tông và mẹ Lê Thái Hậu. Vua sinh vào tháng 4 năm Bính Thìn và lên ngôi vua ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ (1138) và mất vào tháng 7 năm Ất mùi, hưởng thọ 39 năm.

Thời kỳ này nhà vua có được sự giúp sức của Tô Hiến Thành là người tài giỏi và chính trực nên các cuộc chính biến ở biên giới cũng được dẹp yên. Dù vậy, đây cũng là giai đoạn bắt đầu cho sự suy tàn của nhà Lý.

Tại vị 37 năm, vua đã có 4 lần đặt niên hiệu Thiệu Minh, Đại Định, Chính Long Bảo Ứng và Thiên Cảm Chí Bảo.

Vua Lý Anh Tông hưởng thọ 39 năm

Vua Lý Cao Tông (1175-1210)

Vua có tên khai sinh là Long Trát, là con thứ 6 của vua Lý Anh Tông, mẹ đẻ là Thụy Châu Thái Hậu, nhà vua sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ và đăng quang tháng 7/1175 tức năm Ất mùi. Tại vị 35 năm và mất ngày 28 tháng 10 năm Canh Ngọ (1210) hưởng thọ 37 tuổi.

Trong các vua nhà Lý, vương triều bắt đầu suy đồi từ đây do vua ăn chơi vô độ, không lo việc nước dẫn đến đói kèm liên miên, cướp bóc khắp nơi.

Trong thời gian trị vì ngôi vua, ông có 4 lần đặt niên hiệu là Trinh Phù, Thiên Tư Gia Thụy, Thiên Bảo Gia Hựu, Trị Bình Long Ứng.

Ông không quan tâm đến việc triều chính

Vua Lý Huệ Tông (1210-1224)

Vua tên khai sinh là Hạo Sảm, con trưởng của vua Cao Tông và mẹ đẻ là Đàm Thái Hậu. Ông sinh ngày tháng 7 năm giáp Dần (1194). Nhà vua lên ngôi vào năm Canh Ngọ (1210) tại vị 14 năm và chỉ đặt một niên hiệu là Kiến Gia.

Năm 1224 nhà vua nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng và đi tu ở chùa Chân Giáo. Trong thời gian tại vị, mọi việc trong triều đình đều do Trần Thủ Độ điều hành và nắm giữ. Vua Huệ Tông sau một thời gian dài thì bị bức tử và mất vào tháng 8 năm Bính Tuất, hưởng thọ 32 năm.

Nhà vua nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng

Vua Lý Chiêu Hoàng (1224-1225)

Tên khai sinh là Phật Kim, được nhà vua Lý Huệ Tông phong làm Chiêu Thánh Công Chúa. Bà là con thứ hai của vua Lý Huệ Tông và Thuận Trinh Thái Hậu Trần Thị Dung. Bà sinh tháng 9 năm 1218 đến tháng 10 năm Giáp Thân (1224) được nối ngôi của vua cha.

Đến tháng 12 năm Ất Dậu (1125) bà truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh, triều đại nhà Lý chính thức chấm dứt từ đây. Bà mất tháng 3 năm Mậu Dần, hưởng thọ 63 tuổi. Niên hiệu trong 1 năm tại vị của bà là Thiên Chương Hữu Đạo.

Sau khi nhường ngôi cho chồng bà được phong là Thiên Chương Hữu Đạo

Trong các vua nhà Lý, mỗi người có công lao đóng góp riêng cho sự phát triển của dân tộc. Thời gian giữ quyền 200 năm, bộ luật Hình Thư đầu tiên của đất nước được ra đời, bên cạnh đó thì trường đại học Văn Miếu và Quốc Tử Giám là bước đệm đầu tiên cho các kỳ khoa cử tuyển chọn nhân tài cho đất nước cũng được phát triển.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *