Tiểu sử Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn)

Ba lần chống quân Nguyên – Mông thành công khiến kẻ thù phải khiếp sợ mỗi khi nhắc đến, Trần Hưng Đạo đã ghi danh lịch sử là một vị tướng anh tài, xuất chúng của dân tộc ta. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và những thành tích mà ông đạt được thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tiểu sử của Trần Hưng Đạo nhé.

1. Trần Hưng Đạo là ai?

Hưng Đạo Vương – Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn. Ông là con trai An Sinh Vương Trần Liễu và là cháu của vua Trần Thái Tông. Trần Hưng Đạo sinh ra và lớn lên tại làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (Nam Định).

Hưng Đạo Vương – Trần Hưng Đạo

2. Trần Hưng Đạo và chiến thắng chống quân Mông Nguyên

Từ thuở nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ham thích các trò chơi đánh trận, làm văn và sáng tác thơ. Lớn lên ông càng ngày càng bộc lộ tố chất thông minh, học vấn uyên bác của mình. Ngoài ra, ông còn am hiểu thao lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thông thạo. Năm 1257 khi quân Nguyên dẫn quân xâm lược nước ta, ông được giao trọng trách cầm quân bảo vệ biên thùy phía Bắc. Tiếp đến, trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2 (1285) và 3 (1287-1288), ông tiếp tục được tin tưởng giữ chức vụ Tiết chế Thống lĩnh toàn quân và đã giành chiến thắng vang dội, khiến quân địch hoảng sợ tột độ và rút toàn bộ quân về nước.

Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân chiến thắng cuộc chiến chống quân Mông Nguyên

Là một vị tướng văn võ song toàn lại có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, do đó Trần Hưng Đạo luôn xác định rõ vai trò của dân và quân trong mọi cuộc chiến của mình. Hiểu rõ có được lòng dân và sự ủng hộ của quân đó là chìa khóa thành công trong mọi cuộc chiến. Điều này được minh chứng thông qua chiến lược rút khỏi Kinh thành Thăng Long giúp nhà Trần tránh được những tổn thất, tạo thời cơ bẻ gãy lực lượng địch. Những kế hoạch vườn không nhà trống trên từng ngõ ngách mà địch đi qua đều có sự hỗ trợ đồng lòng của cả nhân dân và triều đình cùng mưu trí tuyệt vời của Hưng Đạo Vương sẽ sống mãi trong lòng thế hệ mai sau.

Không chỉ là người tài kiệt xuất trong việc dùng binh, Trần Hưng Đạo còn là trung thần giúp gắn kết nội bộ triều đình để phò tá vua cứu nước, đánh đuổi quân thù. Một câu nói của ông với vua Trần Thánh Tông vô cùng nổi tiếng đó là “Xin bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi sau sẽ hàng” Sự tận tụy đó vẫn luôn theo ông đến cả khi cái chết cận kề “Nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc.” Có thể nhận định rằng Trần Hưng Đạo không chỉ là công thần của triều đình nhà Trần mà ông còn là vị anh hùng lớn của dân tộc.

Trần Hưng Đạo thường tiến cử nhiều người tài giúp nước, không quan trọng xuất thân của họ: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu,…

Đất nước mãi ghi nhớ công lao Trần Quốc Tuấn

Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý, Trần Hưng Đạo mất tại Vạn Kiếp. Được triều đình phong tặng Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công, Nhân võ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân nhớ ơn lập “Đền Kiếp Bạc” làm đền thờ cho ông.

Trên đây là bài viết về tiểu sử của Trần Hưng Đạo và những công lao to lớn của ông trong công cuộc gìn giữ hòa bình của đất nước. Có thể thấy dù lịch sử đã đi qua nhưng những đóng góp của ông với đất Việt vẫn luôn sống mãi trong lòng nhân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *