Tiểu sử vua Lý Thái Tông (Lý Phật Mã)

Vua Lý Thái Tông là vị vua thứ 2 của triều nhà Lý, ông trị vì đất nước từ năm 1028 đến 1054 và được xem là một trong những vị vua có nhiều công lao trong việc phát triển đất nước, dẹp loạn phiến quân và có lòng yêu nước thương dân. Cùng tìm hiểu thêm về tiểu sử Lý Thái Tông ở bài viết chi tiết dưới đây.

Thân thế

Tiểu sử Lý Thái Tông ghi chép rằng, ông có tên khai sinh là Lý Phật Mã. Mẹ là Lê Thị Phất Ngân con gái của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Nhà vua sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý, tức là 29 tháng 7 năm 1000 tại chùa Duyên Ninh ở kinh đô Hoa Lư.

Đến năm 1010, khi ông lên 10 tuổi thì vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về Thăng Long. Ông nổi tiếng là người chơi bản tính lương thiện, sáng suốt thông minh, giỏi và văn võ. Ngoài ra còn rất am hiểu các môn nghệ thuật lễ nhạc, ngự xạ. Có thể nói ông là tài năng hiếm có và được dự đoán sẽ là bậc quân vương giúp phát triển đất nước hùng mạnh.

Năm Thuận Thiên thứ 3 ông được phong làm Khai Thiện Vương, ông nhiều lần được cử làm tướng quân đi dẹp loạn và lập được nhiều công lớn. Năm 1019 ông là nguyên soái cầm quân đánh chiêm thành, năm 1023 đánh Phong Châu, năm 1025 đánh Diễn Châu, năm 1027 ông đi đánh châu Thất Nguyên.

Vua Lý Thái Tông chính là cháu ngoại của Vua Lê Đại Hành

Lên ngôi hoàng đế

Lý Thái Tông lên ngôi năm 1028 khi vua cha là Lý Thái Tổ mất ông đã được nối ngôi sau khi dẹp loạn Tam Vương. Ông là vị vua anh minh không chỉ giỏi võ và còn yêu nước thương dân, thường xuyên miễn các loại thuế vào những năm đói kém mất mùa để người dẫn bớt khổ.

Sau khi lên ngôi ông dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan thân Châu Mục. Bên ngoài thì chiến công hiển hách đánh bại Chiêm Thành, làm tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của con cháu đời sau.

Vua lý Thái Tông cho dựng chùa Một Cột năm 1049, mặc dù thường xuyên phải đi đánh giặc những ông cũng quan tâm đến việc triều chính. Ông sửa lại luật pháp, đưa ra các bậc hình phạt cụ thể, đặt luật lệ cho người già và trẻ nhỏ được lấy tiền chuộc tội.

Trong quá trình tại vị, ông thay đổi 5 niên hiệu là Thiên Thành, Thiên Cảm Thánh Vũ , Sùng Hưng Đại Bảo,Thông Thụy , Càn Phù Hữu Đạo, Minh Đạo.

Vua Lý Thái Tông không chỉ giỏi văn và còn giỏi võ

Quá trình trị vì đất nước

Khi trị vì đất nước, không ít lần ông đã phải thân chinh dẹp yên các cuộc nổi loạn và đưa ra nhiều chính sách có lợi cho người dân. Là người có tài nghệ võ thuật và tài thao lược tốt, ông không nề hà việc khó mà đích thân đi dẹp giặc.

Ở thời kì này, đất nước không đặt quan trấn giữ các vùng này mà việc quán xuyến đều giao cả cho người ở các châu nắm giữ. Những người này có quyền hành lớn nên hay có tư tưởng phản nghịch và các nước lân bang hay sang quấy phá.

Đặc biệt là Nùng Trí Cao và Chiêm Thành, Ai lao thường xuyên làm loạn, vua Lý Thái Tông chỉ huy sứ Vũ Nhị đi tiếp ứng để đánh bại quân địch. Sau khi đánh xong Đại Lý bắt Nùng Trí Cao chém đầu nộp cho nhà Tống.

Đặc biệt nhất có thể nói đến là Bộ Luật Hình Thư đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ông cũng cho đúc tiền Minh Đạo lấy từ niên hiệu Minh Đạo. Nhà vua cũng thường xuyên đích thân ra ruộng cày tịch điền.

Ngoài ra ông cũng cho các cung nữ tự dệt lụa và may vá để tiết kiệm hơn chi phí. Để người dân noi theo đức tính cần kiệm của ông. Bên cạnh chùa Một Cột, nhà vua còn cho xây dựng thêm đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng, đào các kênh Lẫm và thực hiện theo truyền thống.

Nhà vua đã đề ra bộ luật Hình Thư đầu tiên của Việt Nam

Gia quyến

Tiểu sử Lý Thái Tông, ông là vị vua thứ 2 của triều nhà Lý. Có cha là Lý Thái Tổ, mẹ là Linh Hiến Hoàng Thái Hậu Lê Thị Phất Ngân. Vợ là Kim thiên hoàng Thái Hậu Mai Thị, Vương hoàng hậu, Đinh hoàng hậu, Thiên Cảm hoàng hậu.

Con cái thì có: Khai Hoàng Vương Nhật Tôn, là hoàng thái tử, sau là Lý Thánh Tông, Công chúa Trường Ninh, Công chúa Hồng Phúc, Phùng Càn Vương, Công chúa Bình Dương.

Đến tháng 9 ngày Mậu Dần, sức khỏe của vua Lý Thái Tông không được tốt. Vào ngày mùng 1 tháng 10 năm 1954 nhà vua băng hà sau 27 năm trị vì đất nước. Sau khi vua cha mất, thái tử Nhật Tôn lên thay và lấy hiệu là vua Lý Thánh Tông.

Là vị vua thứ 2 của vương triều nhà Lý

Như vậy, qua những thông tin bổ ích được chia sẻ ở trên đây, bạn có thể hiểu rõ về tiểu sử Lý Thái Tông một cách chi tiết nhất. Ông được xem là vị vua nhân từ và có nhiều đóng góp trong việc dẹp loạn phiến quân giúp cho đất nước yên bình và là tiền đề để phát triển vững mạnh ở thời kỳ sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *