Tiểu sử vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh)

Là vị vua đầu tiên của nhà Trần, vua Trần Thái Tông đã có một sự nghiệp chính trị rực rỡ với chiến thắng vẻ vang trong cuộc chiến đánh giặc Mông – Nguyên và nhiều chính sách cai trị phù hợp giúp quốc gia phát triển, đặt nền móng cho triều đại nhà Trần phát triển gần 2 thế kỷ.

1. Thân thế

Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần, tên húy Trần Cảnh. Tổ tiên của ông là người đất Mân, đời đời làm nghề đánh cá. Ông là con trai thứ của ông Trần Thừa và bà họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, tức năm 1218.

Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, tổ tiên là người đất Mân, chuyên làm nghề đánh cá

Cha ông là Trần Thừa vốn là một viên quan của triều Lý, từng đảm nhận vị trí Nội thị khán thủ. Vào năm 8 tuổi, Trần Cảnh làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý. Nhờ có chú họ là Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nên Trần Cảnh được vào hầu trong cung, chủ yếu hầu hạ cho nữ hoàng nhỏ tuổi Lý Chiêu Hoàng

2. Lên ngôi hoàng đế

Cuối năm 1225 – đầu năm 1226, Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng cưới nhau. Dưới sức ép của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu 1225, vua Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung.

Trần Cảnh được vợ Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi và trở thành hoàng đế Trần Thái Tông

Hoàng đế Trần Thái Tông lúc này mời cha là Trần Thừa làm Thái thượng hoàng, phong Trần Thủ Độ làm Thái sư và phong Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu.

3. Cai trị đất nước

Năm 1258, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 2 vạn quân xâm lược Đại Việt. Vua Trần Thái Tông cùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp lãnh đạo quân đội, kết hợp cùng quân dân cả nước chuẩn bị khí giới đánh bại người Mông Cổ, chiến thắng cuộc xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất.

Sau thành công của cuộc chiến chống ngoại bang, vua Trần Thái Tông bắt tay vào thực hiện các chính sách phát triển đất nước. Nhờ lập quốc khi còn trẻ và là người thông minh, tài giỏi, nhà vua có thể cai quản tốt thiên hạ mà không cần quá nhiều sự giúp sức từ thái sư.

Vua Trần Thái Tông đã cùng quân và dân ta chiến thắng cuộc xâm lược của giặc Mông – Nguyên

Vua Trần Thái Tông tiến hành cải tổ luật pháp bằng cách chia Đại Việt làm 12 lộ, mỗi lộ gồm nhiều xã hợp thành. Ông cũng chia Thăng Long thành 61 phường để tiện bề quản lý. Nhà vua cho lập sổ trường tịch để thống kê dân số và soạn ra bộ luật Quốc triều thông chế quy định rõ hình thức xử phạt với các loại tội phạm cụ thể.

Dưới thời vua Trần Thái Tông, nông và thương nghiệp được khuyến khích phát triển. Ông cho đào sông, đào kênh và đắp đê điều để phục vụ việc trồng lúa nước. Khi quốc gia xảy ra hạn hán, triều đình miễn thuế khóa và mở lương thóc rồi đại xá. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép rằng, nước Đại Việt thời Trần Thái Tông là “quốc gia vô sự, nhân dân yên vui”.

Bên cạnh đó, nhà vua cũng cho hệ thống quan lại gồm các văn võ đại thần và đặt lệ cấp lương bổng cho bá quan văn võ. Giáo dục được phát triển theo hướng Tam giáo đồng nguyên. Về quân đội, ông cho xây dựng đội quân hùng mạnh, ngăn chặn quân Chiêm Thành cướp phá ở phía Nam.

4. Gia quyến

Không lâu sau chiến thắng giặc Mông – Nguyên, vua Trần Thái Tông đã nhường ngôi cho Thái tử Hoảng, tức Hoàng đế Trần Thánh Tông. Đồng thời ông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế.

Sau 12 năm kết hôn cùng Chiêu Thánh Hoàng hậu, nhà vua không có con nên đã giáng bà trở lại làm công chúa và lập chị ruột của Chiêu Thánh làm Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, sinh ra Trần Hoảng (Trần Thánh Tông) và Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải. Ngoài ra, nhà vua còn có nhiều phi tần sinh được nhiều con sau khi Thuận Thiên Hoàng hậu qua đời.

Sau thành công của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhà vua nhường ngôi cho con trai là Trần Hoảng (vua Trần Thánh Tông)

Sử sách không ghi chép cụ thể số con của vua Trần Thái Tông. Tuy nhiên có khoảng 17 người con gồm hoàng tử, hoàng nữ và các nhân vật khác. Trong đó có những tên tuổi Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật,… đều có công lớn trong việc xây dựng và phát triển triều đại nhà Trần.

Vua Trần Thái Tông có 33 năm cai trị đất nước Đại Việt. Ông qua đời vào ngày 1 tháng 4 năm Đinh Sửu 1277, hưởng thọ 60 tuổi, băng ở cung Vạn Thọ và táng ở Chiêu Lăng.

Trên đây là những tóm tắt ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Suốt 33 năm trị vì, ông đã có những cống hiến lớn lao để bảo vệ lãnh thổ Đại Việt và tạo nền tảng vững chắc cho đế chế nhà Trần hùng mạnh suốt gần 200 năm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *