Tóm tắt 12 đời các vua nhà Trần

Meta: Tóm tắt cuộc đời của các vua nhà Trần từ năm 1225 đến 1400 với tổng cộng 12 triều đại.

Tóm tắt 12 đời các vua nhà Trần

Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm với tổng cộng 12 vị vua trị vì xuyên suốt gần 2 thế kỷ. Các vua nhà Trần đa phần đều là những con người tài hoa, anh minh và yêu nước thương dân, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bài viết này tóm tắt lịch sử nhà Trần thông qua cuộc đời của các vị vua.

1. Trần Thái Tông (1225-1258)

Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần, tên thật là Trần Cảnh, là con trai thứ của ông Trần Thừa và bà họ Lê. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, tức năm 1218.

Dưới bàn tay của tướng Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng ban chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh (tức chồng mình). Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu 1225, Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung.

Vua Trần Thái Tông được vợ nhường ngôi

Trong thời gian tại vị, vua Trần Thái Tông đã tiến hành cho ban bố các chữ quốc húy và miếu húy. Năm 1288, dưới sự lãnh đạo của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn, quân và dân ta đã toàn thắng trong cuộc chiến xâm lược Nguyên – Mông lần thứ nhất.

Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ 1258, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng và được tôn làm Thái Thượng hoàng. Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu – 1277, Trần Thái Tông qua đời, hưởng thọ 60 tuổi và có 33 năm trị vì dân tộc.

2. Trần Thánh Tông (1258-1278)

Trần Thánh Tông tên thật là Trần Hoảng, con trưởng của Thái Tông và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý 1240. Trần Hoảng được vua cha truyền ngôi và chính thức lên ngôi hoàng đế vào 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ 1258, lấy niên hiệu là Thiệu Long.

Là một vị vua yêu nước thương dân, Trần Thánh Tông đã cho khai hoang, lập điền trang giúp dân nghèo an cư lạc nghiệp. Nhà vua thực hiện nhiều chính sách khuyến học bằng cách mở các khoa thi để chọn nhân tài.

Vua Trần Thánh Tông có nhiều chính sách giúp dân nghèo an cư lạc nghiệp

Vua Trần Thánh Tông thực hiện chiến lược mềm dẻo nhưng mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền dân tộc. Ông chú trọng việc xây dựng nền quân sự mạnh, bao gồm việc tích trữ vũ khí, lương thực, tập luyện binh sĩ,… để chuẩn bị cho cuộc chiến Mông – Nguyên lần thứ 2.

Vua Trần Thánh Tông tại vị trong thời gian 20 năm và làm Thái Thượng hoàng 12 năm. Ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần 1290, ông qua đời khi 51 tuổi.

3. Trần Nhân Tông (1279-1293)

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Ông sinh ngày 11 tháng 11 Mậu Ngọ 1258. Ông được truyền ngôi báu vào ngày 1 tháng Giêng năm Kỷ Mão 1279, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo.

Trong các vua nhà Trần thì Trần Nhân tông là vị vua phải trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên cam go nhất lịch sử. Năm 1285, các vua Trần mở hội nghị Diên Hồng hỏi ý dân về chuyện đánh giặc. Dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, quân và dân ta quét sạch bóng quân thù vào ngày 6 tháng 6 năm 1285.

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử ngày nay

Năm 1288, nhà vua cùng quân và dân ta trải qua cuộc chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 3. Sau 14 năm ngồi trên ngai vàng, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng. Về sau, nhà vua đi tu và trở thành Thủy tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ông qua đời tại Am Ngọa Vân núi Yên Tử vào năm 1308, thọ 51 tuổi.

4. Trần Anh Tông (1293-1314)

Trần Anh Tông có tên húy là Trần Thuyên, con trưởng của vua Trần Nhân Tông và mẹ Khâm Từ Bảo Khánh hoàng thái hậu. Ông được truyền ngôi vua vào năm 1293, kế thừa sự nghiệp mà tổ tiên để lại, là một vị vua tốt của triều đại nhà Trần.

Dưới thời vua Trần Anh Tông, quốc gia thịnh vượng. Ở hướng Tây, quân Ai Lao xâm lấn lãnh thổ nhưng nhà vua đã khéo léo sử dụng tướng Phạm Ngũ Lão để đánh bại quân xâm lược.

Vua Trần Anh Tông cũng là phật tử mộ đạo

Bên cạnh đó, vua Trần Anh Tông còn ngăn chặn sự lấn chiếm của người Nguyên ở biên giới phía Bắc. Ở phương Nam, ông cho công chúa Huyền Trân kết duyên cùng vua Chiêm Thành để mở rộng lãnh thổ.

Cũng như cha mình, nhà vua là một Phật tử mộ đạo, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông cũng là một thi sĩ thích làm thơ. Nhà vua nhường ngôi cho thái tử Mạnh năm 1314, trị vì 21 năm và mất vào năm 1320, thọ 54 tuổi.

5. Trần Minh Tông (1314-1329)

Trần Minh Tông tên húy là Mạnh, con thứ 4 của vua Trần Anh Tông và Chiêu Hiền hoàng thái hậu Trần Thị. Ông sinh vào năm Canh Tý 1300 và lên ngôi khi mới 14 tuổi. Cũng như cha mình, nhà vua là người nhân hậu và có tầm lòng yêu nước thương dân.

Dưới thời vua Minh Tông, nước ta có nhiều tướng tài như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài,… Tuy nhiên vì quá tin vào nịnh thần, ông đã giết oan bố vợ Trần Quốc Chẩn (đồng thời là chú ruột) của mình.

Thời vua Minh Tông, nước ta có nhiều vị tướng tài

Trong thời gian trị vì, vua Trần Minh Tông dùng luật nghiêm minh và giúp kinh tế xã hội phát triển hưng thịnh. Nhà vua chủ trương đối ngoại ôn hòa, ổn định với quân Nguyên-Mông và buộc Chiêm Thành phải thần phục Đại Việt.

Năm 1329, nhà vua nhường ngôi cho thái tử Vượng và lui về làm thái thượng hoàng. Nhà vua mất vào ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu 1357, thọ 58 tuổi.

6. Trần Hiến Tông (1329-1341)

Trần Hiến Tông tên húy là Vượng, con của vua Trần Minh Tông và Minh Từ hoàng thái phi Lê Thị. Ông sinh ngày 17 tháng 5 năm Kỷ Mùi 1319, được truyền ngôi vào năm 1329 khi chỉ mới 10 tuổi.

Ông là một vị vua anh minh, sáng suốt nhưng qua đời còn trẻ, chưa làm được nhiều điều cho tổ quốc. Trong thời gian ông tại vị, quyền lực chủ yếu nằm trong tay vua cha Minh Tông.

Vua Hiến Tông qua đời khi mới 23 tuổi

Dưới thời vua Hiến Tông, các ngành khoa học như y học, thiên văn, lịch pháp có nhiều thành tựu. Về giáo dục, triều đình không tổ chức các khoa thi mà xuống chiếu giữ lại các quan siêng năng, cẩn trọng và truất bỏ người không có tài.

Vua Trần Hiến Tông qua đời vào năm Tân Tỵ 1341 khi chỉ mới 23 tuổi.

7. Trần Dụ Tông (1341-1369)

Trần Dụ Tông tên húy là Trần Hạo, con thứ 10 của vua Trần Minh Tông và Hiến Từ hoàng hậu. Ông được truyền ngôi vào năm 1341 khi vua Hiến Tông qua đời. Là một vị vua học vấn cao và thông minh, tuy nhiên về sau sa đà rượu chè quá độ khiến triều đình đổ nát.

Trần Dụ Tông là vị vua hoang dâm vô độ

Khi thượng hoàng Minh Tông qua đời, bọn gian thần trong triều bắt đầu chia bè kết phái, giặc giã khắp nơi nổi lên, dân chúng lầm than. Lúc này, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên gian thần nhưng vua không nghe. Vì thế, Chu Văn An treo ấn từ quan và về quê dạy học.

Sau 28 năm tại vị, vua Trần Dụ Tông mất năm Kỷ Dậu 1369 khi mới 34 tuổi. Khi ông qua đời, cơ đồ nhà Trần bị lung lay trước các thế lực trong triều.

8. Trần Huệ Tông (1370-1372)

Trần Huệ Tông (hay Trần Nghệ Tông) có tên húy là Trần Phủ, con trai thứ ba của vua Trần Minh Tông và thứ phi họ Lê. Cuối thời vua Dụ Tông, triều đình nhiều bất ổn cũng là lúc ông lên ngôi.

Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông | Việt nam, Hoàng đế, Viết

Trần Huệ Tông trị vì trong 2 năm và nhường ngôi cho em Trần Kính

Dù thời gian trị vì ngắn ngủi chỉ trong vòng 2 năm, song vua Trần Huệ tông đã có công ổn định triều chính, giúp cơ đồ nhà Trần khôi phục. Tuy nhiên vì thiếu sự quyết đoán, nhà vua phải bỏ kinh thành chạy trốn khi quân Chiêm Thành tấn công.

Ngày 9 tháng 11 năm Nhâm Tý 1372, nhà vua nhường ngôi cho em là Trần Kính và trở thành Thái thượng hoàng. Ông là một trong các vua nhà Trần sống thọ nhất, qua đời vào năm 74 tuổi.

9. Trần Duệ Tông (1372-1377)

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của vua Trần Minh Tông và Đôn Từ hoàng thái phi. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu 1337. Thời điểm vua Huệ Tông chạy trốn, chính Trần Kính đã tập hợp quân lính để đánh đuổi quân xâm lược.

Trần Duệ Tông là vị vua duy nhất tử trận ngoài chiến trường

Sau khi được Trần Kính đón về, vua Huệ Tông đã nhường ngôi cho Trần Kính. Tuy nhiên do tính cách cố chấp và chủ quan khinh địch, nhà vua đã nhiều lần rước họa vào thân trong 5 năm trị vì.

1376 – 1377, vua Huệ Tông tự mình thân chinh, đem 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành nhưng thua cuộc. Nhà vua tử trận trong cuộc chiến, khi ấy chỉ mới 41 tuổi.

10. Trần Phế Đế (1377-1388)

Trần Phế Đế tên húy là Trần Hiệu, là con trưởng của vua Trần Duệ Tông và Gia Từ hoàng hậu Lê Thị. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm Tân Sửu 1361 và lên ngôi khi vua cha tử trận trong cuộc chiến trên đất phương Nam.

Vua Trần Phế Đế để quyền hành rơi vào tay Hồ Quý Ly

Trong các vua nhà Trần, Trần Phế Đế là vị vua không làm được gì cho đất nước, đẩy quyền uy về tay Hồ Quý Ly. Vì lẽ đó, năm 1388, thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng Trần Phế Đến xuống làm Linh Đức Đại Vương và bắt thắt cổ chết sau đó.

11. Trần Thuận Tông (1388-1398)

Trần Thuận Tông tên húy là Trần Ngung, là con út của vua Trần Nghệ Tông. Đây là một trong những vị vua qua đời khi còn trẻ của nhà Trần, tại vị trong 10 năm và có 1 năm đi tu.

Vua Trần Thuận Tông bị Hồ Quý Ly cho người sát hại

Dù ngồi trên ngai vàng nhưng suốt thời gian trị vì, việc nước đều nằm trong tay Hồ Quý Ly (tức bố vợ ông). Năm 1394, thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời, Hồ Quý Ly thâu tóm mọi quyền hành để cướp ngôi.

1397 Hồ Quý Ly ép vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Đô và nhường ngôi cho con trai là Trần Án để đi tu. Sau đó, Hồ Quý Ly đã sai người sát hại vua Thuận Tông khi ông 22 tuổi.

12. Trần Thiếu Đế (1398-1400)

Trần Thiếu Đế tên húy là Trần Án, được lên ngôi vua khi mới chỉ 3 tuổi. Lúc này, Hồ Quý Ly tự xưng Khâm Đức Hưng liệt Đại Vương và ép Thiếu Đế nhường ngôi, phế làm Bảo Ninh Đại Vương.

Triều đại nhà Trần kết thúc vào năm 1400, tức năm Canh Thìn sau 175 trị vì với 12 đời vua.

Trần Thiếu Đế lên ngôi khi chỉ mới 2 tuổi

Trên đây là những tóm tắt sơ lược về các vua nhà Trần với 12 triều đại, kéo dài từ năm 1225 đến năm 1400. Các vị vua nhà Trần có người anh minh nhưng cũng có người chưa đủ thực tài để trở thành một bậc đế vương anh dũng. Tuy nhiên mỗi đời vua đều góp phần làm nên một chương quan trọng của lịch sử nhà Trần nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *